Slider

Nếu du khách đã từng đến Thái Lan thì sẽ không bao giờ quên được niềm vui náo nhiệt mà đất nước hiếu khách này mang lại. Từ lễ hội té nước truyền thống, đến đường phố hào nhoáng Pattaya, từ những bãi biển xanh như ngọc của Phuket, đến những khu du lịch thương mại hiện đại bậc nhất của Bangkok. Nhưng, Thái Lan - một “thiên đường du lịch” sẽ không hoàn thiện nếu thiếu mất đi tính chất bí ẩn và một chút ma thuật mầu nhiệm. Đó là lúc du khách nhìn thấy ở Thái Lan hình ảnh hàng vạn chiếc lồng đèn được làm từ lá chuối với ánh nến huyền bí được thả trôi từ các con sông, rạch nước, kênh hào… Và nếu vô tình đứng ở bờ biển, du khách sẽ được dịp chứng kiến một phòng khiêu vũ trải rộng ra vô tận của đại dương với những nàng tiên ánh sáng không ngừng nhảy múa. Lập lòe trong làn nước, nhún nhảy với gió, ánh sáng huyền ảo ấy, tất cả tạo nên một đêm ngoạn mục của ánh sáng, lễ hội ánh sáng, hay còn gọi là lễ hội thả đèn hoa đăng Loy Krathong.

Loi Krathong 3

Lễ hội Loy Krathong được diễn ra vào mỗi dịp trăng tròn của tháng 12 Phật lịch (khoảng giữa tháng 11 dương lịch). Đây là lễ hội lớn thứ 2 trong năm (sau Tết truyền thống Songkran) và cũng là một trong những lễ hội đẹp nhất và cổ nhất của đất nước Thái Lan.

Lễ hội này đã có lịch sử hơn 700 năm với ý nghĩa để tỏ lòng tôn kính với thần nước và cầu xin thần tha thứ cho những hành động của con người trong cuộc sống khi làm ô nhiễm nguồn nước của người.

Loi Krathong 4

Trong tiếng Thái, "Loy" có nghĩa là “trôi”, còn "krathong" là chiếc bè nổi trên nước có hình hoa sen. Theo truyền thống, krathong được làm từ lá chuối hoặc các lớp thân cây chuối hoặc các tua của cây hoa huệ nhện (spider lillies). Một krathong gồm có thức ăn, trầu cau, hoa, nhang, nến và tiền xu. Ngày nay, do sự phát triển của xã hội, hoa đăng làm bằng nhựa mô phỏng theo hình dáng hoa đăng làm bằng lá chuối dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên, điều được giữ nguyên vẹn đó là bông hoa đăng được thả là sự hoà lẫn của ánh sáng, mùi thơm của hoa và hương nồng của những cây nhang. Một vài đồng bạc lẻ thỉnh thoảng cũng được đặt vào để dâng lên các thần sông. Suốt đêm trăng tròn, người Thái thả các krathong này xuống sông, kênh rạch hoặc ao hồ. Nhiều người tin là lễ hội này bắt nguồn từ một tập tục cổ xưa là thể hiện sự tôn kính đối với các thần sông.

Lễ hội Loi Krathong được tổ chức lớn nhất tại 4 tỉnh Sukhothai, Chiang Mai, Ayutthaya và Bangkok. Ở những nơi này, thành phố còn tổ chức bắn pháo hoa, diễu hành có trống chiêng; đua thuyền, thi kết hoa đăng; thi sắc đẹp Miss Nopphamat; thưởng thức ẩm thực Thái và các chương trình văn nghệ dân gian, âm nhạc truyền thống Thái.

Nếu đến Thái Lan đúng vào dịp diễn ra lễ hội, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội cùng tham gia với người dân nơi đây. Hãy chuẩn bị cho mình các lễ vật (krathong) của người Thái kết bằng lá chuối và thả cùng hoa đăng trên những dòng sông, với lời cầu chúc an lành cho năm sau. Những chiếc krathong được trang trí công phu bằng hoa tươi, lá cây đan kết thành bông hoa sen, có nến và nhang thơm. Trong quá trình thả krathong, người ta còn có phong tục cắt một ít móng tay, tóc và bỏ 1 đồng xu vào krathong.

Loi Krathong 2

Lễ hội bắt đầu cũng là lúc mùa màng chuẩn bị kết thúc. Tất cả các nghi thức bao gồm thắp nến, ước nguyện, thả krathong được thực hiện với niềm tin rằng những chiếc krathong này sẽ xua đuổi những điều xấu, những điều không may mắn. Và để thể hiện sự tưởng nhớ đến Mẹ Nước, những bông hoa đăng với nến, hoa, tiền xu và nhang sẽ được người dân thả xuống ở bất cứ nơi đâu có nước.

Theo một vài tài liệu nói về sự ra đời của lễ hội Loy Krathong thì nghi thức thả hoa đăng không có mối quan hệ ràng buộc nào với tín ngưỡng tôn giáo. Nó đơn thuần chỉ là một hoạt động vui chơi. Ý tưởng thả hoa đăng chỉ là một tập quán của các nhà vua Thái có từ thời đại vương triều Sukhothay. Tuy nhiên, căn cứ vào chính hệ thống tín ngưỡng tinh thần mạnh mẽ của người dân Thái Lan đối với Mẹ Nước - thả Krathông là một cử chỉ thể hiện lòng tôn kính với Mẹ Nước và cầu xin Mẹ tha thứ cho những việc làm không tốt trong quá khứ. Một số người tin rằng nếu có thể giữ cho nến trong krathong cháy tận cho đến khi krathong trôi khuất tầm mắt có nghĩa là krathong đó đã mang đi những điều xấu và mang lại những điều may mắn cho người thả. Ngày nay, hầu hết mọi người dân Thái Lan cũng quan niệm rằng thả krathong là lời cầu chúc cho một năm mới đang đến, hy vọng sẽ bắt đầu mọi việc bằng cả sự lạc quan.

Loy Krathong được đánh giá là một trong những lễ hội không thể bỏ qua khi du khách đến với Thái Lan. Nào, du khách hãy thực hiện một chuyến du lịch Thái Lan để được một lần trong đời hòa mình vào điệu nhảy ánh sáng mộng mị của những nàng tiên hoa đăng ngập tràn trôi trên những dòng nước trong lễ hội đậm chất diệu kỳ và huyền thoại này nhé!

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

098 3355 639
0919 558 631
Thanh Luyện :  zalo.pngviber 
0919 558 631 
Mai Anh:  zalo.pngviber 
0938 679 868
du lich my 39tr
du lich chau au
 
du lich canada

Tin Tức Mới Nhất